Sign In
{{CMSDetail.Title}}

- {{CMSDetail.PublishedDateText}} | - {{CMSDetail.TacGiaName}} | - {{CMSDetail.ReadCounter}}

{{ getLanguage('VanBan_SendFeedbackArticle', 'Gửi góp ý bình luận bài viết', 'Send feedback article')}}

{{Comment.Captcha}}

{{ getLanguage('VanBan_ListComment', 'Danh sách bình luận', 'List comment')}}

{{dataItem.FullName}} ({{dataItem.Email}}) {{dataItem.CreatTime}}

{{ getLanguage('VanBan_ArticleOther', 'Tin khác', 'Article other')}}

Tiêu đề

Đồng Khởi Bến Tre năm 1960 - Dấu son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Hình ảnh

/PublishingImages/ID2023115191454209_15012023_2023115191610615.jpg

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Phong trào Đồng Khởi năm 1960 ở Bến Tre đã đi vào lịch sử như một ngọn cờ đầu; được xem là một sự kiện trọng đại, một dấu son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng và lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung.


Nội dung

ID2023115191454209_15012023_2023115191610615.jpg

“Đội quân tóc dài" biểu tình trong Phong trào Đồng Khởi năm 1960. (Ảnh tư liệu)

Sau khi Hiệp định Genève (Giơnevơ) được ký kết, đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, tuyên bố không thi hành Hiệp định, điên cuồng đàn áp, khủng bố trả thù những người kháng chiến cũ và đồng bào yêu nước khắp miền Nam. Chỉ trong vòng 4 năm (1955 - 1958), cả miền Nam tổn thất 9 phần 10 số cán bộ, đảng viên với khoảng 7 vạn người bị địch giết; gần 90 vạn cán bộ, Nhân dân bị bắt, tù đày, gần 20 vạn bị tra tấn thành thương tật, chỉ còn khoảng 5 ngàn so với 60 ngàn đảng viên trước đó. Ở Gia Định, Biên Hòa, mỗi tỉnh chỉ còn 1 chi bộ.

Ở Bến Tre, địch đã giết hại 2.519 người, bỏ tù 17.000 người, hàng vạn người bị bắt bớ, đánh đập, khảo tra. Lúc đầu cơ sở đảng đều khắp 115 xã với trên 2.000 đảng viên, đến cuối năm 1959, Bến Tre chỉ còn 18 chi bộ với 162 đảng viên, cơ sở nòng cốt bị tiêu hao, tan rã, trên 90% cơ sở nội tuyến trong lòng địch bị phát hiện, toàn bộ vũ khí giấu lại đều bị địch cướp mất.

Trước tình hình đó, tháng 01/1959, Ban Chấp hành Trung ương họp, thống nhất ban hành Nghị quyết 15 về “tăng cường đoàn kết, kiên quyết, đấu tranh giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước". Nghị quyết nêu rõ mục tiêu, con đường của cách mạng miền Nam lúc này là “lấy sức mạnh của quần chúng dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của Nhân dân".

Cuối năm 1959, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đến các địa phương miền Nam đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở nông thôn và đô thị, mở ra cao trào cách mạng mới. Thật sự là “pháo lệnh" cho công cuộc Đồng Khởi miền Nam Việt Nam đầu năm 1960.

Diễn biến Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre

Nghị quyết 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng được đồng chí Nguyễn Thị Định (Phó Bí thư Tỉnh ủy) mang về từ Hội nghị Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ. Vì giao thông liên lạc lúc bấy giờ hết sức khó khăn, cơ quan Tỉnh ủy bị đánh phá, dời đi liên tục, nên không thể triệu tập được cuộc Hội nghị Tỉnh ủy mà ngày “N" đã quy ước thống nhất. Đồng chí Nguyễn Thị Định tranh thủ gặp một số đồng chí Tỉnh ủy viên, một số cán bộ công tác cù lao Minh truyền đạt nội dung tinh thần Nghị quyết 15 và sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ. Hội nghị nhất trí lấy 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh huyện Mỏ Cày làm trọng điểm, rồi sau đó sẽ tiếp tục triển khai toàn tỉnh, dù có triển khai toàn tỉnh cũng phải chọn điểm tập trung chỉ đạo dẫn đầu.

Quán triệt Nghị quyết 15 cũng không được đầy đủ sâu sắc từng chi tiết, nhưng có sức hấp dẫn kỳ lạ. Mỗi thành viên tham dự vui mừng vô hạn muốn trào ra nước mắt, vì đã được sử dụng bạo lực vũ trang đánh địch, phá thế kìm kẹp, giải phóng xóm làng, một cuộc đổi mới mà từ lâu hằng ấp ủ, mỗi người trở về vị trí công tác tuyên truyền vận động tập hợp lực lượng sẵn sàng chờ lệnh “ngày 17 tháng 01 năm 1960".

Ban chỉ đạo được thành lập, ý chí quyết tâm chiến đấu rất cao, khí thế cách mạng ngất trời, nhưng vũ khí đạn dược trong tay đều không có. Tổng đoàn dân vệ đóng ở Định Thủy là lực lượng hỗ trợ, là chỗ dựa cho lực lượng kìm kẹp ba xã này. Chỉ có cách mưu trí sáng tạo tiêu diệt Tổng đoàn này mới hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy. Tìm mọi cách điều chúng về đình Định Phước, xã Định Thủy, bố trí lực lượng ta bám sát, gặp những tên đi lẻ là tiêu diệt lấy súng.

Đến 8 giờ sáng ngày 17 tháng 01 năm 1960, được tin Đội trưởng cùng một lính dân vệ đến quán uống cà phê tại ngã tư Định Phước, lực lượng xung kích kẻ dao, người cuốc giả đi “tảo mộ" bất ngờ “ôm hè - bắt hè" giết tên Đội trưởng và một lính, thu một Mimas và một súng trường Mas.

Khoảng 9 giờ sáng cùng ngày 17 tháng 01 năm 1960, tại Vàm Nước Trong, lực lượng xung kích kết hợp với một cơ sở nội tuyến lấy gọn đồn Vàm Nước Trong thu 15 súng và đạn dược, giải tán toàn bộ tề xã. Số súng thu được liền trang bị cho một tiểu đội xung kích bao vây bọn Tổng đoàn sống sót. Hàng trăm quần chúng tham gia trợ lực. Bọn Tổng đoàn không còn chỉ huy, cũng không dám ra hàng, phân tán lùi theo ruộng lúa trốn chạy. Được Nhân dân giúp sức, lực lượng xung kích vây bắt, đến 16 giờ cùng ngày ta diệt hết Tổng đoàn dân vệ, thu 24 súng có 2 tiểu liên nhiều đạn và lựu đạn.

Với vũ khí thu được ta tổ chức thành bốn đội vũ trang tuyên truyền. Một tiểu đội ở lại xã Định Thủy chặn đánh địch đến phản kích, còn ba tiểu đội hỗ trợ cho hai xã Phước Hiệp và Bình Khánh.

Tại xã Phước Hiệp, được tin Định Thủy nổi dậy, giành thắng lợi, Chi bộ xã huy động lực lượng bao vây đồn bót, trừng trị những tên ác ôn. Ban Chỉ đạo điều hai đội xung kích đều bao vây, vận động gia đình binh sĩ đến kêu gọi chúng đầu hàng. Bọn chúng hoang mang nhưng không chịu hàng, giằng co đến 2 giờ sáng ngày 18 tháng 01 năm 1960 chúng tìm cách tháo chạy về Mỏ Cày. Xã Phước Hiệp hoàn toàn giải phóng.

Tại xã Bình Khánh, cơ sở ta dùng mưu mẹo dụ địch diệt hai tên Công an Ngô Quyền thu 2 súng. Khoảng 11 giờ đêm 17 tháng 01 năm 1960 bọn tề, dân vệ xã Bình Khánh hoang mang, đông đảo quần chúng đánh trống mỏ, la ó vang trời, bọn tề, dân vệ hoảng hốt bỏ chạy, ta thu 8 súng. Xã Bình Khánh hoàn toàn giải phóng.

Như vậy, đêm “quy ước" Bến Tre nổi dậy, tại ba xã điểm Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh hoàn toàn giải phóng. Ta tiêu diệt 1 Tổng đoàn dân vệ, 2 đồn dân vệ, 1 đồn công sở xã, phá rã tề xã, tề ấp, giải tán các tổ chức phản động, do thám. Ta thu 42 súng, giải phóng hoàn toàn 3 xã chỉ trong một ngày đêm 17 tháng 01 năm 1960 bằng lực lượng quần chúng nổi dậy hành động cách mạng.

Ba xã điểm thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn loan toả ra toàn tỉnh như bão táp. Ở những nơi nhận được sự chỉ đạo như Thạnh Phú, Minh Tân, Mỏ Cày, Giồng Trôm phát động quần chúng nổi dậy diệt ác trừ gian, lấy đồn bót, đánh phản kích mạnh mẽ. Những nơi không nhận được sự chỉ đạo như Ba Tri, Bình Đại, một vài huyện khác được tin chiến thắng kịp thời phát động quần chúng phá thế kìm kẹp lấy đồn bót tạo thành khí thế cách mạng sôi nổi trong toàn tỉnh.

Sau những đợt càn quét cộng với thất bại trước cuộc đấu tranh chính trị trực diện đầu tiên của chị em phụ nữ, sáng ngày 25/3, địch huy động gần 10 nghìn quân, có xe tăng, máy bay, tàu chiến phối hợp, đổ quân bao vây 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh. Hỗ trợ cho đội quân khổng lồ này còn có 15 tàu chiến và nhiều máy bay, đại bác, chia thành nhiều mũi nhọn, thọc sâu, chà đi xát lại theo chiến thuật “quả trám" hòng tiêu diệt cơ quan đầu não, lực lượng vũ trang vừa mới ra đời của ta.

Ban lãnh đạo lập tức triển khai phương án đối phó. Đối với mũi vũ trang, do lực lượng ta chưa đủ mạnh để đối đầu trực tiếp với quân địch, Ban lãnh đạo chỉ đạo ém quân, không chủ động tác chiến lớn, chỉ dùng lực lượng nhỏ và vũ khí thô sơ để ngăn không cho địch tiến vào các lõm địa hình. Nhờ thế trận chiến tranh Nhân dân đã được chuẩn bị, triển khai từ trước, lại được Nhân dân tại chỗ hết lòng che chở, đùm bọc, các đơn vị vũ trang chẳng những tránh được mũi nhọn càn quét của địch mà còn chủ động đánh chặn, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng tại 3 xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp, Ban lãnh đạo chỉ đạo cán bộ, đảng viên bám sát địa bàn phát động quần chúng đấu tranh tại chỗ, nêu cao quyết tâm đánh bại cuộc càn quét, đồng thời tổ chức đưa những người già, phụ nữ “tản cư ngược" ra thị trấn Mỏ Cày đấu tranh đòi địch chấm dứt càn quét.

Sáng ngày 01/4/1960, hàng ngàn đồng bào ở ba xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh dùng hàng trăm ghe, xuồng chở theo quần áo, mùng mền, nồi, xoong, heo, gà, bồng bế cả con cháu “tản cư ngược" lên thị trấn Mỏ Cày tố cáo lính chủ lực cướp của, đốt nhà, giết người, hãm hiếp phụ nữ. Hơn 5.000 người ở khu vực lân cận cũng được huy động vào thị trấn để tiếp sức, lực lượng đấu tranh lên đến gần 10.000 người. Tin bọn thủy quân lục chiến giết dân, cướp lúa, hãm hiếp phụ nữ lan nhanh khắp thị trấn. Chợ Mỏ Cày ngừng hoạt động. Các đường phố Mỏ Cày cũng tắc nghẽn giao thông. Khắp các ngả đường vang lên tiếng tố cáo tội ác của giặc, lời thăm hỏi cảm động của Nhân dân. Mọi sinh hoạt ở thị trấn Mỏ Cày bị đảo lộn. Ngụy quyền quận lúng túng, hoảng sợ, liên tục gọi điện lên cấp trên đề nghị rút quân về. Đến ngày thứ 12 của cuộc đấu tranh, tức ngày 12/4/1960, tên đại tá Nguyễn Văn Y từ Sài Gòn xuống ra lệnh rút quân khỏi ba xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh. Chiến dịch “Bình trị Kiến Hòa" thất bại nặng nề. Cuộc chống càn kết thúc, ta chấn chỉnh tổ chức, trang bị, thành lập trung đội bảo vệ địa bàn, điều C264 mở đường và chuẩn bị mọi mặt cho Tỉnh ủy chuyển về Châu Bình (Giồng Trôm). Và cũng từ đây, danh hiệu “Đội quân tóc dài" ra đời, báo hiệu mở ra bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam do phụ nữ làm nòng cốt.

Ban chỉ đạo kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm sau hơn một tháng tiến công nổi dậy giành được thắng lợi hết sức quan trọng, đặc biệt là chuyển thế cách mạng từ bị động sang chủ động tiến công. Bọn địch lo sợ ngày đêm bị ta tiến công, chúng không còn dám đi truy lùng Việt cộng, khủng bố quần chúng. Sau khi rút kinh nghiệm, chỉ mới có 50% số xã nổi dậy, còn lại chưa mạnh, phân công từng Tỉnh ủy viên xuống từng huyện uốn nắn chấn chỉnh tiếp tục tấn công mạnh mẽ, quyết liệt hơn, giành thắng lợi to lớn hơn nữa.

Đến tháng 7 năm 1960, Xứ ủy Nam Bộ phát động đợt tấn công lần hai toàn Nam Bộ từ ngày 14 tháng 9 năm 1960. Ngày 15 tháng 9 năm 1960, Liên Tỉnh ủy Trung Nam Bộ sơ kết đợt 1 và thực hiện chủ trương Xứ ủy Nam Bộ lấy ngày 23 tháng 9 (ngày Nam Bộ kháng chiến) toàn Khu nổi dậy 15 ngày từ ngày 23 tháng 9 đến 10 tháng 10 năm 1960.

Vào đợt 2, thế và lực ta đã mạnh hơn trước rất nhiều, lực lượng vũ trang, chính trị phát triển hơn 20 lần với Đồng Khởi trước, bộ máy chiến tranh được xây dựng từ xã đến tỉnh, giành được quyền chủ động chiến trường, quyết tâm Hội nghị là phát động quần chúng nổi dậy giải phóng hầu hết các xã trong tỉnh.

Trọng điểm của tỉnh là huyện Giồng Trôm, lấy đồn Châu Phú, đồn Nhà thờ Châu Thới làm ngòi nổ cho trọng điểm của tỉnh. Để đánh lạc hướng địch, ngày 21 và 22 tháng 9 ta vận động hàng ngàn người đi mua lương thực về dự trữ, vì được tin sẽ đánh lớn vào Thị xã Bến Tre. Sáng ngày 24 tháng 9 năm 1960 điều 2 tiểu đoàn bảo an từ Giồng Trôm về bố phòng Thị xã. Trong ngày này ta tổ chức đánh một số trận nhỏ xung quanh Thị xã, cầu Nhà Thương, trên lộ 6… làm địch càng tập trung lo phòng thủ Thị xã. Và chiều ngày 24 tháng 9 năm 1960, tiếng trống mõ khắp toàn tỉnh vang lên - bước vào Đồng Khởi đợt 2.

Tại trọng điểm lúc 15 giờ ngày 24 tháng 9 năm 1960 đồn Châu Phú theo lệnh của anh Nguyễn Văn Chống binh lính trong đồn gom súng lại để bảo an quận đến kiểm tra. Cùng lúc tiểu đội vũ trang 261 của ta giả lính biệt động kéo thẳng vào đồn, tước hết vũ khí, bức hàng. Đồn Châu Phú lập tức bị Nhân dân phá hủy. Từ đồn Châu Phú lực lượng vũ trang ta cùng anh Chống tiến vào bót Nhà thờ Châu Phú. Kho súng trong bót bị nội tuyến ta khống chế, chúng trở tay không kịp, tất cả đầu hàng.

Tiếp tục anh Chống dẫn đầu gia đình binh sĩ đến đồn Châu Thới phá bung cửa đồn, quân ta tràn vào gọi địch đầu hàng. Cùng đêm lực lượng các xã Nam Giồng Trôm đồng loạt bao vây đồn bót, bức hàng, bức rút giải phóng một vùng nông thôn rộng lớn sát vùng ven thị trấn Giồng Trôm, Thị xã Bến Tre.

Cuối năm 1960 giải phóng hoàn toàn 51 xã trên 115 xã, 21 xã giải phóng 2/3. Các nơi khác Nhân dân làm chủ trên 300 ấp. Hệ thống kềm kẹp nông thôn cơ bản bị phá rã. Thực lực cách mạng phát triển rộng mạnh gấp 20 lần khi bước vào Đồng khởi. Có 937 đảng viên, hầu hết các xã đều có chi bộ và các đoàn thể cách mạng. Tỉnh xây dựng 2 đại đội tập trung, ở huyện có từ 1 đến 2 trung đội, mỗi xã đều có đội du kích và lực lượng dân quân tự vệ. Hơn 80.000 ha ruộng đất tịch thu chia lại cho nông dân.

Ngày 28 tháng 12 năm 1960, Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Bến Tre ra mắt tại Bến Bàu, xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri, hàng chục ngàn người đến dự chào mừng thắng lợi có ý nghĩa lịch sử cách mạng tỉnh Bến Tre.

Trang sử mới của Bến Tre mở ra bằng thắng lợi cuộc Đồng Khởi mùa xuân 1960.

Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy


Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

2023-01-16T08:35:00Z

Tin nổi bật

No

TacGia

<a onclick="OpenPopUpPage('https:\u002f\u002fbentre.gov.vn\u002f_layouts\u002f15\u002flistform.aspx?PageType=4\u0026ListId={5eed77ae-91bb-41d7-a0f4-cd057163145c}\u0026ID=863\u0026RootFolder=*', RefreshPage); return false;" href="https://bentre.gov.vn/_layouts/15/listform.aspx?PageType=4&amp;ListId={5eed77ae-91bb-41d7-a0f4-cd057163145c}&amp;ID=863&amp;RootFolder=*">Huyền Trang</a>

Phân loại

<a onclick="OpenPopUpPage('https:\u002f\u002fbentre.gov.vn\u002f_layouts\u002f15\u002flistform.aspx?PageType=4\u0026ListId={AF7A996E-D58C-4537-BF0C-7A4F9A7C0A18}\u0026ID=12\u0026RootFolder=*', RefreshPage); return false;" href="https://bentre.gov.vn/_layouts/15/listform.aspx?PageType=4&amp;ListId={AF7A996E-D58C-4537-BF0C-7A4F9A7C0A18}&amp;ID=12&amp;RootFolder=*">Thông tin tuyên truyền</a>

Loại bài viết

Bài viết

Số Ảnh

Số tiền

250000

Hệ số

250000

Trạng thái

Đã ban hành

Lịch sử

&lt;?xml version=&quot;1.0&quot;?&gt; &lt;ArrayOfCMSHistoryEntity xmlns:xsd=&quot;http://www.w3.org/2001/XMLSchema&quot; xmlns:xsi=&quot;http://www.w3.org/2001/XMLSchema-instance&quot;&gt; &lt;CMSHistoryEntity&gt; &lt;LoginName&gt;i:0#.w|bentre\thuyhuong.vpubnd&lt;/LoginName&gt; &lt;FullName&gt;Nguyen Thi Thuy Huong&lt;/FullName&gt; &lt;ThoiGian&gt;2023-01-16T15:48:13.3258936+07:00&lt;/ThoiGian&gt; &lt;Buoc&gt;Ban hành&lt;/Buoc&gt; &lt;GhiChu&gt;Tạo mới&lt;/GhiChu&gt; &lt;/CMSHistoryEntity&gt; &lt;/ArrayOfCMSHistoryEntity&gt;

Số lượt người đọc

1

FriendlyName

Số Trang

Attachments
Version: 1.0
Created at 1/16/2023 3:48 PM by Nguyen Thi Thuy Huong
Last modified at 1/16/2023 3:48 PM by Nguyen Thi Thuy Huong